Tên Truyện : Dấu ấn Rồng Thiêng
Tên Khác : Dragon Quest: Dai no Daiboken / Dragon Quest: Dai's Adventure / Dragon Quest: Dai's Great Adventure / Dragon Quest: Great Adventure of Dai / Dragon Quest: The Adventure of Dai / La quete de Dai
Tác Giả : SANJO KIRU
Họa Sĩ : INADA KOJI
ReView :
Người đọc truyện tranh 8x và lứa đầu 9x chắc vẫn còn nhớ bộ truyện DẤU ẤN RỒNG THIÊNG, đã từng làm mưa làm gió trên thị trường truyện tranh ngày xưa. Hiện nay, với việc bộ Dragon Quest Dai No Daiboken đang được nhóm scan Square Ocean scan lại bằng tiếng Anh, tôi nghĩ đây là điểm thích hợp để giới thiệu lại bộ này với những người chưa biết, và những bạn muốn đọc lại nó bằng một ngôn ngữ khác để tiện đối chiếu.
Bài viết này xin không nhắc nhiều đến cốt truyện, không xa lạ gì với người đọc cũ và là tiết lộ nội dung đối với người đọc mới, chỉ nhằm cung cấp thông tin và bình luận về những khía cạnh khác nhau của bộ truyện.
Chú thích: Những tên sử dụng ở đây được lấy từ bản tiếng Anh của nhóm scan Square Ocean, những chỗ cần sẽ ghi chú tên bản Việt ngữ cho người đọc dễ so sánh.
Dragon Quest - Dai no Daiboken là bộ truyện lấy bối cảnh từ một loạt game nổi tiếng ở Nhật: serie Dragon Quest. Nhưng nếu nói Dragon Quest Dai no Daiboken là một sản phẩm ăn theo thì không đúng. Đây có thể cho là một tác phẩm chuyển thể thành công từ game sang manga: Nó thừa hưởng hệ thống vũ trụ, giai cấp (class), level, skill…vô cùng phong phú của game, đồng thời phát triển một cốt truyện gay cấn, với bước chuyển khá “ngọt” từ một câu chuyện có vẻ hài hước ban đầu đến một thiên sử thi bi tráng.
Nhưng manga Dragon Quest (từ đây về sau xin dùng tên này vì ngắn gọn) cómột số phận không mấy may mắn. Nó có thể gọi là bị hiệu ứng của người khổng lồ - Dragon Balls. Không chỉ ở Việt Nam, mà ở nhiều nước, hai bộ này thường bị so sánh với nhau. Và vì vậy, có thể nói Dragon Quest là một tuyệt tác bị quên lãng nếu so sánh với giá trị của nó. Theo ý kiến của riêng người viết bài này, thì việc so sánh trên không khách quan, vì tính chất của hai bộ có thể nói là hoàn toàn khác biệt, không thể so sánh được.
Một điều đáng tiếc nữa là lần xuất bản trước việc biên dịch không được tốt lắm, khiến nhiều chi tiết bị thay đổi. Việc nhà xuất bản Kim Đồng thay đổi nội dung của Dragon Quest: Emblem of Roto, một manga độc lập khác cùng dựa trên game Dragon Quest trở thành “Dấu ấn rồng thiêng” với hình ảnh và lời thoại bị cắt xén sửa đối quá nhiều là một việc đáng tiếc. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến bộ truyện Dai no Daiboken, mà cũng tiếc cho Emblem of Roto vốn là một bộ truyện không tồi. Cũng trong lần xuất bản này, những thuật ngữ, chiêu thức của game đã được lược bỏ, tuy nhiên điều này lại là dễ hiểu trong bối cảnh người đọc Việt Nam lúc bấy giờ còn rất xa lạ với game RPG (Role- playing game: game nhập vai)
Hình vẽ:
Là một manga xuất bản trong thập niên 80s, so với nhiều manga hiện giờ, nét vẽ củaDragon Quest ban đầu có thể khiến cho bạn không hài lòng. Nhưng theo dõi suốt bộ truyện, bạn sẽ thấy art style của nó có sự cải tiến rất rõ rệt, liền mạch với sự thay đổi của cốt truyện từ một manga comedy sang một bầu không khí căng thẳng và hào hùng.
Điểm đáng lưu ý trong manga này là tạo hình nhân vật, phục trang và vũ khí. Vâng, nhất là phục trang và vũ khí! Những người đọc qua nó hẳn còn nhớ những thanh gươm Orihancon của Lon Berk (Rubenruc) rèn hay những bộ giáp tuyệt đẹp của Hyunkel vàLahart (Sisen).
Background của manga cũng được chăm chút khá tỉ mỉ, nhất là những pha chiến đấu. Càng về cuối những trận chiến càng hoành tráng, đậm chất sử thi anh hùng.
Tóm tắt sơ lược chỉ như thế này: Câu chuyện là hành trình của Dai và những đồng đội, những học trò của người anh hùng Avan đi tiêu diệt ác ma vì chính nghĩa.
Là một manga dựa trên game, lại là shounen của thời kì những năm 80s, nên cốt truyện của Dragon Quest có một mạch chung là tiêu diệt cái ác để bảo vệ thế giới. Nhàm chán? Sáo mòn? Không!
Dựa trên cái mạch khá dễ theo dõi ấy là một cốt truyện li kì và phức tạp, đầy những bất ngờ. Câu chuyện như đã nói, có sự chuyển mạch từ sự hài hước ban đầu đến một thế giới căng thẳng và có phần u tối. Sự bất ngờ và hấp dẫn ấy theo tôi nghĩ đến từ sự phong phú của thế giới trong Dragon Quest và từ bí mật riêng của từng nhân vật. Theo bước chân của nhóm dũng sĩ, người xem chứng kiến sự trưởng thành và lột xác của nhiều người, và nhiều điều cứ dần dần được hé mở, đưa người xem từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Tác giả kịch bản của Dragon Quest tỏ ra rất…già tay khi luôn đưa độc giả vào tình trạng “đói thông tin”. Bí ẩn này chưa qua thì bí ẩn khác đã đến. Kịch bản nhìn chung vì vậy mà gợi trí tò mò rất lớn khi những bí ẩn đan cài chồng chất nhau, và bạn sẽ khó lòng chán được.
Tuy vậy có một số điểm trong kịch bản này là không ổn, như màn “đánh trùm” ở cuối truyện quá dài, nói vui thì có vẻ “trùm” này
HP hơi cao! (HP: tương đương "máu" trong game). Màn đánh này chỉ được cứu vãn bởi nhiều bất ngờ lớn ở cuối truyện về chân tướng của Myst Vearn (Misuto), Kill Vearn (Kilban)… và nhiều nhân vật khác. Có điều do dồn dập quá nhiều tiết lộ bất ngờ, nên cá nhân tôi cho rằng đôi chỗ những “tiết lộ bất ngờ” này ảnh hưởng đến toàn bộ cảm xúc của truyện.
Một điều đáng ghi nhận của bộ truyện này là tính hướng thiện và đề cao ý chí của nhân vật, tuy vậy mà nhiều lúc hóa thành “thắng lợi về tinh thần” không được mấy thuyết phục! Motif “chết đi sống lại” được sử dụng hơi nhiều có thể khiến bạn thấy nhàm (có lẽ do tác giả quá ưu tiên cho một số nhân vật chăng?) Thời gian của bộ truyện cũng có vấn đề, việc nhân vật "lên trình" vùn vụt trong thời gian quá ngắn có thể khiến bạn thấy…phi thực tế.
Điều cuối cùng, cái kết của Dragon Quest, của Dai, hẳn sẽ khiến bạn thấy hụt hẫng.
Hoặc link khác dự phòng:
cho t xin pass giải nén bộ này b ơi.cả 2 link đề ko có pass/thank
Trả lờiXóa